Web Optimization

Các dịch vụ Anti DDoS hàng đầu hiện nay

Wed Oct 12 2022
Các dịch vụ Anti DDoS hàng đầu hiện nay

WAF là giải pháp tốt nhất để chống lại các tấn công DDoS Website hiện nay. Vậy đâu là dịch vụ WAF phổ biến được nhiều doanh nghiệp tin dùng?

WAF là giải pháp tốt nhất để chống lại các tấn công DDoS Website hiện nay. Vậy đâu là dịch vụ WAF phổ biến được nhiều doanh nghiệp tin dùng?

WAF là gì?

WAF (Web Application Firewall) hay còn gọi là Tường lửa Ứng dụng Web giúp xử lý các giao thức HTTP để bảo vệ ứng dụng Web. WAF đóng vai trò như là tuyến phòng thủ đầu tiên, phân tích tất cả các dữ liệu thông tin trước khi chúng đến được với ứng dụng hoặc người dùng cuối.

Ba loại tường lửa ứng dụng web phổ biến:

  1. Tường lửa ứng dụng web dựa trên phần cứng
  2. Tường lửa ứng dụng web dựa trên phần mềm
  3. Tường lửa ứng dụng web dựa trên đám mây (Cloud WAF)

WAF giúp chống DDoS như thế nào?

Các cuộc tấn công DDoS có 2 loại chính. Và bài viết sẽ tìm hiểu về các phương pháp bảo vệ nên được sử dụng trong mỗi trường hợp:

1. Tấn công DDoS theo khối lượng: Các cuộc tấn công DDoS theo khối lượng được thiết kế để áp đảo dung lượng đường ống internet và bất kể doanh nghiệp có giải pháp phòng thủ nào trên Internet Edge của mình (như DDoS Appliance, FW, WAF, IPS...) Giải pháp hiệu quả duy nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS số lượng lớn là sử dụng dịch vụ chống DDoS với tường lửa Cloud WAF (Web Application Firewall) kết hợp với Multi CDN (Content Delivery Network).

2. Tấn công DDoS không theo khối lượng: Loại tấn công DDoS thứ hai này, không áp đảo đường ống dẫn internet của doanh nghiệp, nhưng khả năng phá hủy tính khả dụng của website hoặc ứng dụng cũng không kém so với dạng tấn công DDoS theo khối lượng.

Doanh nghiệp có thể trang bị lớp phòng thủ an toàn với tường lửa Cloud WAF thông minh có khả năng chặn các địa chỉ IP giả mạo, các cổng khác với http,... Đồng thời, WAF cũng cung cấp nhiều mức độ bảo vệ website và ứng dụng an toàn trước các cuộc tấn công DDoS như:

  • Ngưỡng phát hiện PPS
  • Phần trăm ngưỡng phát hiện
  • Chế độ Full Reverse-Proxy
  • Cân bằng tải Trên các WAF
  • Kiểm tra các gói khác nhau

Các nhà cung cấp giải pháp WAF chống DDoS phổ biến nhất

Dưới đây là một số nhà cung cấp dịch vụ Anti DDoS phổ biến cùng với những đánh giá thực tế khách quan mà chúng tôi tổng hợp từ các trang review uy tín như Gartner và G2:

1. AWS Shield AWS Shield là dịch vụ Anti DDoS cung cấp khả năng bảo vệ các ứng dụng web chạy trên AWS. AWS Shield giúp giảm thiểu tình trạng downtime và độ trễ của ứng dụng. AWS Shield có hai loại chính:

  • AWS Shield Standard (bản tiêu chuẩn)
  • AWS Shield Advanced (bản nâng cao)
Gartner AWS Shield

Ưu điểm

  • Tối ưu chi phí vì:
  • Là một dịch vụ bảo mật được tích hợp cho mọi ứng dụng được lưu trữ trên hạ tầng của AWS
  • Phiên bản tiêu chuẩn là phiên bản cung cấp khả năng bảo vệ khỏi 96% các cuộc tấn công DDoS phổ thông
  • Khả năng bảo vệ website hoặc ứng dụng khỏi các cuộc tấn công DDoS một cách tự động
  • Giao diện thân thiện, cho phép người dùng tùy chọn hệ điều hành, nền tảng ứng dụng web, cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình.

Nhược điểm

  • Hạn chế về các tùy chọn bảo vệ, tùy chỉnh rule,...
  • Các tính năng bảo mật nâng cao nằm trong gói AWS Shield Advanced thì khá đắt đỏ so với thị trường chung
  • Thanh toán khá khó khăn do một số chức năng liên quan đến các dịch vụ khác
  • Chưa có nhiều giải pháp bảo mật khác trên cùng một nền tảng

2. Akamai WAF

Akamai cung cấp dịch vụ giảm thiểu nguy cơ bị tấn công DDoS với biện pháp bảo vệ nhanh chóng và hiệu quả. Akamai WAF được thiết kế để chống tấn công DDoS vào các ứng dụng được triển khai trong trung tâm dữ liệu hay cơ sở hạ tầng đám mây.

Gartner AWS Shield

Ưu điểm

  • Giao diện quản lý thân thiện giúp cài đặt và quản trị dễ dàng
  • Cho phép tùy chỉnh hoặc xây dựng đa dạng quy tắc phù hợp với nhiều tình huống tấn công
  • Hệ thống SOC của Akamai hoạt động 24/7.

Nhược điểm

  • Một số gói như: Anti DDoS Akamai Prolexic buộc phải kiểm tra thủ công
  • Giải thích chưa rõ ràng về các vấn đề về trợ giúp hay tích hợp

3. Cloudflare DDoS Protection

Cloudflare là cái tên không còn quá xa lạ trong lĩnh vực bảo mật công nghệ thông tin với việc cung cấp các giải pháp bảo mật tiên tiến, trong đó nổi bật là dịch vụ Cloudflare DDoS Protection - được công nhận là dịch vụ Giảm thiểu DDoS nổi tiếng trong ngành.

Gartner Akamai WAF

Ưu điểm

  • Dễ dàng thiết lập và quản lý với bảng điều khiển chuyên dụng dành cho người quản trị
  • Giảm thiểu các mối đe dọa kịp thời với mạng lưới cơ sở dữ liệu ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
  • Hỗ trợ kỹ thuật tốt nhờ đội ngũ chuyên môn cao
  • Báo cáo chi tiết về các request bị chặn, nguồn gốc,... cho khách hàng.
  • Đa dạng chi phí cho nhiều quy mô của tổ chức, doanh nghiệp
  • Ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS có quy mô lớn
  • Loại bỏ các tấn công vào Layer 3, 4 và 7 với hệ thống chống DDoS dựa trên đám mây

Nhược điểm

  • Đối với quy mô doanh nghiệp lớn (Enterprise) thì chi phí được đánh giá hơi cao so với thị trường chung.
  • Không cung cấp cho bản dùng thử miễn phí dịch vụ chống DDoS nên không thể dùng thử trước khi mua

4. WAF Imperva Incapsula

WAF Imperva Incapsula giúp bảo vệ Website khỏi các mối đe dọa mới nhất, chống DDoS 360 độ thông minh và hiệu quả tức thì trên Layer 3, 4 và 7. Ngoài ra, Imperva cũng có mạng lưới CDN toàn cầu giúp tăng tốc độ Website hiệu quả. Đồng thời hệ thống CDN này cũng giúp giám sát hiệu suất và cung cấp thông tin cần thiết để sớm phát hiện các lưu lượng truy cập Website bất thường.

(Nguồn: G2.com)

Ưu điểm

  • Đội ngũ hỗ trợ luôn sẵn sàng để giải quyết vấn đề
  • Theo dõi các tiêu chuẩn PCI, phân tích vector tấn công của tất cả các Website
  • WAF giúp giảm thiểu DDoS mạnh mẽ được bổ sung CDN với khả năng tối ưu hóa hiệu suất Website vượt trội

Nhược điểm

  • Incapsula không hỗ trợ SSL miễn phí
  • Nhiều đánh giá cho rằng chi phí cho các dịch vụ này là quá đắt so với thị trường
  • Việc quản lý các miền ký tự đại diện thông qua Incapsula hơi rườm rà trong quá trình thiết lập
  • Các bản báo cáo chưa thật sự chi tiết

5. Dịch vụ Anti DDoS của Radware

Radware cung cấp công nghệ Anti DDoS nổi bật so với các đối thủ trong ngành, dựa trên khả năng phát hiện và giảm thiểu tấn công. Radware sử dụng các thuật toán dựa trên việc phân tích các hành vi phức tạp để phân biệt giữa lưu lượng request độc hại và hợp pháp.

Dịch vụ Anti DDoS của Radware cung cấp tính năng chống DDoS dưới nhiều hình thức:

  • Thiết bị phần cứng (sử dụng các thiết bị giảm thiểu DefensePro)
  • Dịch vụ đám mây (theo yêu cầu hoặc luôn bật)
  • Dịch vụ bảo vệ hỗn hợp (kết hợp thiết bị phần cứng với dịch vụ đám mây)
Gartner review Radware

Ưu điểm

  • Ít các phát hiện trường hợp dương tính giả
  • Cho phép người quản trị xác định và theo dõi các dấu hiệu tấn công để có biện pháp phòng ngừa kịp thời
  • Có trung tâm giám sát an ninh mạng chuyên nghiệp, giúp ngăn chặn nhanh chóng trước mọi sự cố

Nhược điểm

  • Phức tạp trong bước triển khai, cần có chuyên môn cao
  • Báo cáo còn giới hạn và chưa được đánh giá cao
  • Gói Radware DefensePro chống DDoS nhưng chưa đảm bảo tính liên tục 24/7

VNIS khắc phục các nhược điểm bảo mật nhờ những tính năng nào?

VNIS (VNETWORK Internet Security) cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện cho website và ứng dụng của tổ chức. Giải pháp của VNIS mang đến trải nghiệm Website siêu tốc và an toàn cho người dùng. Nền tảng VNIS kết hợp nhiều giải pháp bảo mật thông minh trên một giao diện quản lý duy nhất như:

1. Giải pháp Cloud WAF Hệ thống Cloud WAF tích hợp hơn 2,000 bộ quy tắc bảo mật kết hợp với khả năng quản lý CRS (Core Rule Set) phức tạp để bảo vệ website của doanh nghiệp an toàn trước các cuộc tấn công vào tầng ứng dụng (Layer 7). Cloud WAF trên nền tảng VNIS cũng giúp bảo vệ Website, ứng dụng khỏi top 10 lỗ hổng bảo mật của OWASP và các hình thức tấn công phổ biến như: XSS, SQL Injection, HTTP Protocol…

2. Giải pháp quản lý Multi CDN Tất cả các CDN đều có thiết kế khác nhau nên sẽ không có tình trạng “one-size-fit-all”. Điều này dẫn đến việc quản lý nhiều CDN gặp khó khăn. VNIS kết hợp các nhà cung cấp CDN hàng đầu thế giới tạo nên mạng lưới Multi CDN khắp toàn cầu, tổng băng thông quốc tế lên đến 2,600 Tbps cho khả năng chống lại các tấn công DDoS Layer 3/4 ở mức cao nhất, đảm bảo Website uptime 100%.

3. Giải pháp cân bằng tải thông minh với AI 3.1. Chức năng RUM (Giám sát người dùng thực) Giám sát truy cập người dùng thực trên toàn cầu Giám sát truy cập người dùng đến trang web (sau khi cài đặt mã) 3.2. Chức năng cân bằng tải Server toàn cầu Hệ thống sử dụng dữ liệu từ RUM Lưu lượng truy cập trang web tự động được gán cho CDN hoạt động tốt nhất, dựa trên vị trí địa lý và trạng thái của CDN cục bộ

4. Giải pháp CDN Power-Ups (tích hợp các CDN lớn trên thế giới) Đăng ký các CDN đạt tiêu chuẩn cao nhất Kích hoạt tính năng chống DDoS tăng cường (gói doanh nghiệp)

Tại sao chọn VNIS?

Với các giải pháp vượt trội trên, VNIS của VNETWORK là nền tảng bảo mật toàn diện, khi tích hợp được các ưu điểm và khắc phục hầu hết hạn chế của các nhà cung cấp dịch vụ Anti DDoS hàng đầu hiện nay, cụ thể như sau:

1. Chi phí: Với hạn chế về mặt chi phí cao: đặc biệt là đối với mô hình Enterprise, mỗi thị trường phải sử dụng từng CDN khác nhau và phải có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao để quản trị, gây tiêu hao nguồn lực về tài chính và nhân sự. Do đó, với Multi CDN của VNIS - tích hợp và quản lý nhiều CDN hàng đầu thế giới giúp doanh nghiệp tự động triển khai, quản lý và giám sát trên 1 nền tảng duy nhất, là lựa chọn hàng đầu để tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

2. Chính sách dùng thử: Một số nhà cung cấp không có chính sách dùng thử, tuy nhiên với VNIS sẽ hỗ trợ cho khách hàng gói dịch vụ “dùng thử 7 ngày”, cung cấp đầy đủ các tính năng để khách hàng trải nghiệm với sự hỗ trợ chuyên nghiệp đến từ đội ngũ kỹ thuật của VNETWORK, giúp ngăn chặn và phòng chống các cuộc tấn công DDoS hiệu quả.

3. Report: Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ tại VNIS, khách hàng sẽ được cung cấp report chi tiết theo nhu cầu chỉ với vài cú click chuột, khắc phục hoàn toàn hạn chế về việc phải tự kiểm tra thủ công cho doanh nghiệp.

4. Support: Với các vấn đề về trợ giúp và triển khai, VNETWORK nổi bật với chính sách hỗ trợ 24/7 ở trong và ngoài nước, khách hàng sẽ được đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao của VNETWORK hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng nếu gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình sử dụng dịch vụ WAF Anti DDoS trên VNIS.

5. Tùy chọn rules: Một số nhà cung cấp dịch vụ WAF còn hạn chế về tùy chọn rules và ít các dịch vụ bảo mật tích hợp. Tuy nhiên với VNIS, khách hàng sẽ được tùy chỉnh rules theo mức độ và yêu cầu riêng. VNIS cũng tích hợp đa dạng các giải pháp bảo mật trên nền tảng Cloud khác như: SECU E Cloud (Bảo mật Email), Cloud Storage (Lưu trữ bảo mật nội dung số), DRM (Bảo vệ bản quyền nội dung số),...

6. SSL: Bên cạnh đó, khi sử dụng VNIS, khách hàng sẽ được tự động cấp SSL miễn phí cho Website. Đặc biệt trong trường hợp khách hàng đã có SSL riêng thì VNIS cũng cho phép tích hợp SSL riêng của khách hàng vào hệ thống, giúp khách hàng dễ dàng quản lý trên cùng một nền tảng.

7. Phương thức thanh toán: Để khắc phục hạn chế về thanh toán khó khăn, VNIS hỗ trợ khách hàng thanh toán linh hoạt dưới nhiều hình thức, dù ở bất kỳ khu vực, quốc gia nào, đảm bảo phù hợp với các chính sách tài chính của mỗi doanh nghiệp.

8. Hệ thống SOC: VNIS còn kết hợp với hệ thống SOC của VNETWORK ở nhiều quốc gia, và vùng lãnh thổ, giúp chủ động giám sát và phát hiện sớm các dấu hiệu tấn công nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo cho hệ thống an ninh mạng của doanh nghiệp an toàn 24/7.

VNIS khắc phục các nhược điểm bảo mật nhờ những tính năng nào?

Đăng ký dùng thử VNIS ngay hôm nay qua hotline (028) 7306 8789 hoặc điền thông tin đăng ký dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tức thì.

Mục Lục

    Hãy để lại thông tin liên hệ, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

    [Tên] là trường bắt buộc
    [Email] là trường bắt buộc
    [Điện Thoại] là trường bắt buộc
    [Nội Dung Liên Hệ] là trường bắt buộc
    News All